Ambivert là gì? Lợi thế trong công việc

Tính cách con người phức tạp cũng giống như những gì diễn ra xung quanh. Có đôi lúc bạn sống kín đáo, khép mình nhưng đôi khi lại cởi mở, dễ gần khiến mọi người cảm thấy khó hiểu. Điều này có thể là bạn thuộc về tính cách Ambivert.

Chúng ta thường nghe nhiều đến người có tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại và ít nhiều gì cũng hiểu những đặc điểm của các nhóm tính cách này. Và tiếp theo bài viết sau sẽ bật mí đến bạn một thuật ngữ mới có tên là: Ambivert(vừa hướng nội vừa hướng ngoại). Mọi người hãy tìm hiểu ngay sau đây để biết ambivert là gì nhé!

Ambivert là gì? Tập hợp 2 tính cách

Để giải mã nhóm tính cách này đầu tiên chúng ta tìm hiểu các khái niệm sau:

Introvert (hướng nội): Là người có lối sống kín đáo, khép mình và họ thường không hay chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với người khác. Cũng vì vậy, mà khó ai có thể xác định được họ đang nghĩ gì để đoán được tâm tư thông qua những biểu hiện bên ngoài.

Extrovert (hướng ngoại): Là người sống cởi mở, dễ hòa nhập và thích tham gia các hoạt động, giao tiếp với mọi người. Khi ở cạnh họ bạn sẽ thấy một nguồn năng lượng tích cực luôn được dâng trào.

Như vậy, ambivert sẽ sở hữu những đặc điểm của 2 tính cách trên, giúp họ cảm nhận được sự phong phú đa dạng giữa 2 thế giới sống. Luôn có sự nhiệt tình để hòa nhập với mọi người nhưng đôi khi cũng cần những khoảng lặng. Việc nghiêng về một nhóm tính cách đối với những người ambivert là sự nhàm chán, mệt mỏi. Vì thế, hơn bao giờ hết họ cần sự cân bằng để tạo nên một cuộc sống hài hòa.

Đặc điểm của ambivert

Khả năng thích nghi tốt: Có thể đây là nhóm tính cách có khả năng thích nghi cao nhất. Bởi có lúc họ trở về đời sống nội tâm và sâu sắc khi ở cạnh một người nội. Hoặc thay đổi linh hoạt để hòa nhập vào môi trường hướng ngoại và trở nên gần gũi với mọi người.

Ổn định về mặt cảm xúc: Sự tập hợp tính cách hướng nội và hướng ngoại luôn giúp ambivert điều tiết được cảm xúc của mình. Khi gặp bất kỳ một vấn đề nào xảy ra họ cũng không quá ồn ào để thể hiện như người hướng ngoại nhưng cũng không vô cớ chịu đựng sự buồn tủi một mình. Mà hơn ai hết ambivert dùng trực giác nhạy bén của mình để quyết định khi nào vùng lên và khi nào im lặng.

Sự thấu hiểu: Sự mềm mỏng và linh động giúp họ giao tiếp tốt với từng đối tượng người khác nhau. Ambivert luôn biết cách ứng xử trong những trường hợp cần thiết, có thể lắng nghe hoặc chia sẻ. Và đặc biệt, họ là tấm gương tốt nhất trong việc kết nối các mối quan hệ xã hội.

Cần thay đổi không gian: Khi ở một mình, một phần hướng ngoại khiến ambivert cảm thấy chán nản và cô đơn. Nhưng khi ở cạnh mọi người họ như bị rút hết năng lượng và cần một khoảng không gian riêng.

Ambivert có những thuận lợi nào?

Ambivert có những ưu điểm vượt trội đó là sự cân bằng giữa sự đa cảm và tính độc đoán hướng ngoại. Nhờ thế mà họ thích nghi với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống và công việc, mang đến các lợi ích cho mình.

Cụ thể mang đến trực giác phán đoán trong cách ứng xử, biết được khi nào cần thiết phải lên tiếng và khi nào nên im lặng, hoặc thăm dò hay phản hồi, cần tiến lên hay lùi bước.

Nhờ vậy, mà họ trở thành chỗ dựa để tập trung lắng nghe mọi người khi cần thiết và tính quyết đoán hướng ngoại để dễ dàng thuyết phục người khác hòa nhập với môi trường chung. Nhưng cần chú ý việc bộc lộ 2 tính cách cần đúng lúc và hòa hợp vì nếu thể hiện không khéo sẽ gây cảm giác phiền toái cho mọi người.

Việc lựa chọn nghề nghiệp cũng cần ambivert phải thay đổi để thích nghi. Bởi tính cách hướng nội hay hướng ngoại đều gắn liền với những nghề nghiệp phù hợp. Chẳng hạn, người hướng nội thường giỏi trong các việc như: viết lách, dịch thuật, thiết kế, họa sĩ, bác sĩ, lập trình, kỹ thuật… Người hướng ngoại lại thích hợp trong những việc như: telesales, quảng cáo, ngoại giao, du lịch, phóng viên…

Việc tìm hiểu ambivert là gì sẽ góp phần cho chúng ta phân biệt rõ những tính cách đặc trưng thể hiện trong cuộc sống của mỗi người. Dù là tính cách nào bạn cũng cần linh hoạt thay đổi để phù hợp với môi trường hay đơn giản là tìm được công việc mà chúng ta yêu thích.


Quyết toán là gì? Cần chuẩn bị những gì?

Quyết toán là quá trình kiểm tra và thống kê số liệu tài chính, kế toán của mỗi doanh nghiệp do cơ quan Thuế thực hiện. Và đến kỳ quyết toán mỗi đơn vị doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho việc quyết toán.

Nhiều bạn đang theo học lĩnh vực tài chính – kế toán thì cần thiết phải tìm hiểu quyết toán là gì. Việc quyết toán cần chuẩn bị những gì? Nhằm giúp các bạn có những thông tin bổ ích bài biết sau sẽ nêu cụ thể các vấn đề liên quan đến quyết toán.

Quyết toán là gì? Các thông tin liên quan

Quyết toán là quá trình cơ quan thuế thực hiện việc kiểm tra để xác định tính đúng đắn những dữ liệu về khối lượng công việc, các giá trị được thống kê của một đơn vị cơ quan trọng việc hợp tác với các đơn vị, cá nhân khác. Đối với lĩnh vực kế toán, quyết toán là việc kiểm kê lại số liệu tài chính, kế toán trong một kỳ hay một giai đoạn nhất định của một đơn vị kinh doanh.

Quyết toán thuế là việc thống kê, xác định các số liệu về khoản thuế của doanh nghiệp, được thực hiện định kỳ 1 lần trong năm đối với các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau một thời gian thành lập thường là 5 năm sẽ thực hiện việc quyết toán thuế theo quy định.

Theo quy định, việc quyết toán thuế sẽ có sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan Thuế. Trong đó, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp đầy đủ tiền thuế và đồng thời chịu trách nhiệm tính chính xác về số liệu đã kê khai. Mục đích của việc quyết toán thuế là để kiểm tra các loại thuế xuất như: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN của doanh nghiệp đối với việc đóng thuế nhằm tránh sự gian lận. Hiện nay, nhà nước áp dụng việc quyết toán thuế đối với hai đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp.

Cần chuẩn bị những gì để quyết toán

Các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để làm việc với cơ quan Thuế bao gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh; phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất; tờ khai hàng tháng; sổ sách(In, ký tên, đóng dấu sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, sổ kho…); chứng từ(hóa đơn mua bán, giấy nộp tiền, bảng lương nhân viên, các hợp đồng lao động…).

Chuẩn bị các hóa đơn, chứng từ: Bao gồm việc mua bán, các khoản chi phí(lương, các khoản bảo hiểm) có đầy đủ và đúng hóa đơn, chứng từ hay không. Lưu ý, hợp đồng lao động phải đúng và đầy đủ bao gồm chữ ký trên hợp đồng phù hợp với chữ ký nhận lương, các chứng từ dành cho chi phí quảng cáo, các chương trình khuyến mãi…có đủ hay không, các khoản giảm trừ doanh thu(chiết khấu, khuyến mãi, hàng bán bị trả lại)…

Kiểm tra TSCĐ:Thời gian trích khấu hao theo quy định, mở thẻ theo dõi TSCĐ. Nhưng thường các kế toán ít quan tâm việc in thẻ theo dõi và nếu không có chứng từ này thì phần trích khấu hao có thể bị loại. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị giấy nộp vào ngân sách nhà nước giúp đơn vị thuế dễ đối chiếu công nợ, các báo cáo tài chính liên quan.

Thời gian thực hiện: Tùy vào quy mô doanh nghiệp thực hiện 3-7 ngày. Lưu ý, có thể cơ quan đề nghị cung cấp file dữ liệu để đối chiếu kiểm tra trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Do đó, kế toán phải chuẩn bị việc thực hiện kết xuất dữ liệu bằng phần mềm chủ yếu các tài khoản loại 6.

Quyết toán diễn ra theo trình tự nào?

Đến kỳ quyết toán, cơ quan Thuế sẽ gửi thông báo trước 2 tuần để doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần có. Thông thường các giấy tờ cần trình bao gồm: các chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán trong những năm trước, từ thời điểm quyết toán kỳ trước.

Sau khi doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế hàng năm cho cơ quan Thuế thì cơ quan sẽ cử thanh tra xuống để kiểm tra và xác minh các số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai.

Nếu việc kiểm tra phát hiện sự chênh lệch làm giảm số thuế thì thanh tra thuế sẽ tính toán lại số liệu đúng và yêu cầu doanh nghiệp phải nộp phạt. Số tiền nộp phạt được tính: 0.03% x số ngày x số tiền chênh lệch.

Phần trình bày trên là tập hợp các vấn đề cơ bản cho việc quyết toán giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu quyết toán là gì và cần chuẩn bị những gì khi cơ quan Thuế kiểm tra.


Ngành Văn Học Ra Trường Làm Gì?

Những bạn trẻ có khuynh hướng thích những điều mơ mộng, bay bổng thì thường có một tâm hồn nhạy cảm và lãng mạn. Chính lẽ đó văn học sẽ là một trong những nguồn cảm hứng và khơi gợi đam mê cho chính những con người như thế. Đó là lí do mà có nhiều bạn trẻ yêu thích và theo học ngành văn học. Nhưng vì bản chất đó là những khối ngành xã hội nên có rất nhiều băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp, và hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết được ngành văn học ra trường làm gì?

  1. Tìm hiểu khái quát về ngành văn học

Ngành Văn học là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn. Khi theo học ngành này bạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến văn học, lịch sử học dân tộc, các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài, về ngôn ngữ, tiếng Việt,…rèn luyện cho các bạn kỹ năng viết, bình luận, phân tích, báo chí, xuất bản,…nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho khối ngành văn hóa, xã hội hoặc những công việc văn phòng hành chính, biên tập nội dung, nhân viên content.

Những bạn học sinh muốn theo học ngành này thì phải học tốt và thi nhóm môn ngữ văn, lịch sử, địa lý vì chúng là những môn cơ sở và vô cùng quan trọng trong suốt quá trình theo học ngành văn học. Và tùy vào mỗi trường mà điểm đầu vào cho ngành sẽ khác nhau.

  • Ngành văn học ra trường làm gì?

Theo chia sẻ của bộ phận tư vấn tuyển sinh từ những trường có khối thi xã hội, câu hỏi ngành Văn học ra làm gì là thắc mắc của nhiều thí sinh yêu thích và mong muốn đăng ký vào ngành học này. Những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực cho biết, đây là ngành học có nhiều hướng đi nghề nghiệp và có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới. Sẽ có nhiều cách phát triển và nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn khi ra trường, vì thế cơ hội việc làm ngành văn học sẽ không còn là nỗi trăn trở nữa. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ tự tin vì được trang bị đầy đủ kỹ năng cũng như năng lực chuyên môn để đảm nhận những vị trí công việc sau:

  • Trở thành nhà văn

Ngày nay có rất nhiều cơ hội và môi trường cho những ai có khả năng viết lách, muốn dùng ngòi bút của mình dấy lên những cảm xúc chạm đến trái tim người đọc, vì thế việc trở thành nhà văn cũng là một định hướngkhá hấp dẫn. Và tôi tin với kiến thức về lý luận, phê bình, khả năng lập luận và sử dụng ngôn từ cùng năng khiếu vốn có thì việc phát triển và trở thành một nhà văn chuyên nghiệp của sinh viên ngành Văn học sẽ dễ dàng hơn những ngành học khác.

  • Giáo viên dạy văn

Những người theo học ngành văn sẽ thích những điều nhẹ nhàng, tinh tế và mong muốn cuộc sống bình yên, ổn định. Cho nên, trở thành một giáo viên dạy văn đứng trên bục giảng, truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng như tạo nguồn cảm hứng cho các em học sinh cũng là một lựa chọn. Và ai mà không biết nghề giáo là công việc cao quý và đáng tự hào?

  • Làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền hình

Vì có kỹ năng phân tích, bình luận cũng như vốn từ ngữ phong phú, sinh viên theo học ngành văn học hoàn toàn đủ khả năng để đảm nhận các công việc như phóng viên, biên tập sách báo, biên kịch,… thế nên hãy cứ tự tin mà ứng tuyển với những vị trí thuộc lĩnh vực báo chí, tryền hình để có cơ hội thử sức và thế hiện bản thân.

  • Chuyên viên Copywriting

Là sinh viên khoa Văn đồng nghĩa với việc bạn có lợi thế  là khả năng viết tốt. Đây chính là cơ hội giúp bạn trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Việc của bạn là sáng tạo nội dung làm sao thật mới lạ, thật tốt để chinh phục khách hàng hay đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn, cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc…

Ngoài những công việc nêu trên thì còn rất nhiều công việc khác mà sinh viên ngành Văn học có thể làm đó là người hiệu đính sách, làm văn thư, hướng dẫn viên du lịch,…

Bài viết trên đã nêu lên những cơ hội việc làm ngành văn học để bạn không còn thắc mắc ngành văn học ra trường làm gì? Đồng thời cũng giúp bạn có được những định hướng ban đầu khi quyết định theo đuổi niềm đam mê văn học và muốn phát triển nó một cách bài bản.


Tọa Đàm Là Gì?

Là một người có theo dõi tin tức trên báo giấy, truyền hình,… thì cũng ít nhất một lần bạn nghe đến từ “ tọa đàm”. Vậy bạn đã thực sự hiểu tọa đàm là gì và tại sao lại cần tổ chức tọa đàm? Nếu vẫn còn mơ hồ chưa hình dung một cách rõ ràng thì hãy dành một ít thì giờ để đọc bài viết dưới đây vì nó sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ nét nhất về từ “ tọa đàm”.

  1. Tọa đàm là gì?

Tòa đàm hiểu một cách đơn giản là một buổi họp mặt trao đổi thông tin, kiến thức, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm một cách thân mật giữa những người có cùng một sự quan tâm, nhu cầu lĩnh hội kiến thức về một lĩnh vực nào đó với những chuyên gia về lĩnh vực ấy. Tọa đàm là nơi phù hợp nếu bạn muốn mở rộng kiến thức về lĩnh vực cụ thể nào đó bởi tại đây những thông tin, lời giải đáp mà các chuyên gia đưa ra đều có cơ sở và được xác thực, vì thế độ chính xác và tin cậy cao hơn so với nguồn thông tin mà bạn tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như google.

  • Mục đích của tọa đàm

Trong cuộc sống hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại và trình độ của con người cũng cao hơn,…thì việc nảy sinh nhiều vấn đề mới trong hầu hết mọi lĩnh vực là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, việc các chủ đề hay sự kiện mới phát sinh thu hút đông đảo sự quan tâm của một bộ phận người trong xã hội và họ cần những lời giải đáp từ các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, chính điều ấy mà các buổi tọa đàm bắt đầu xuất hiện.

Mục đích của tọa đàm là giải quyết những vấn đã xoay quanh chủ đề chính đã xác định từ trước đó. Ý kiến của các chuyên gia và những người tham gia nhằm lĩnh hội kiến thức có thể nhất trí hoặc không, bởi vì họ đang bàn bạc, trao đổi để có một lời giải đáp xác đáng và làm sáng tỏ những khía cạnh liên quan đến chủ đề thảo luận nhưng mục đích hướng tới cuối cùng đều là giúp những người nghe, người tranh luận có hiểu biết đúng đắn và sâu sắc.

Dưới đây là một ví dụ về buổi tọa đàm diễn thành công vì đúng với mục đích chính ban đầu đề ra như: tọa đàm có chủ đề “sinh viên cần trang bị những gì trước khi xin việc” diễn ra với mục đích nhằm định hướng nghề nghiệp, cách rèn luyện những kỹ năng khi còn trên ghế nhà trường, cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng,… được diễn ra giữa các bạn sinh viên và nhà tuyển dụng từ đó giúp sinh viên có hướng đi đúng và động lực để phấn đấu, học tập nghiêm túc.

  • Ý nghĩa của tọa đàm

Có thể nói, buổi tọa đàm diễn ra càng sôi nổi vì có nhiều luồng ý kiến thì càng hấp dẫn và mọi người sẽ lĩnh hội được vấn đề sâu sắc hơn. Việc tổ chức tọa đạm ngoài việc thực hiện đúng mục đích đề ra còn mang nhiều ý nghĩa: Trước tiên là giải quyết, gỡ rối được các vấn đề đang thu hút sự quan tâm từ quần chúng nhân dân. Thứ hai, đây là dịp để các chuyên gia chia sẻ thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích góp phần tạo nên một xã hội văn minh, nâng cao tầm hiểu biết cho người dân. Tiếp đến, tạo cho mọi người cơ hội tiếp nhận, lĩnh hội và có được nguồn thông tin chính xác, chính thống, tránh tình trạng hoang mang khi có quá nhiều thông tin chưa được chứng thực được lan truyền. Và nếu có nhiều cuộc tọa đàm diễn ra thì các vấn đề vướng mắc trong xã hội sẽ lần lượt được giải quyết, tăng vốn hiểu biết cho công dân.

Đọc đến đây, tôi tin là bạn đã hiểu cặn kẽ và chính xác tọa đàm là gì? và ý nghĩa mà các buổi tọa đàm mang lại. Ai cũng có thể tham gia những tọa đàm về chủ đề mà mình quan tâm và mong muốn bổ sung nhiều kiến thức về nó, bởi đây là một môi trường học tập, trao đổi ý kiến, thông tin lành mạnh và đầy bổ ích. Vì thế, đừng ngần ngaị nếu có dịp đến với một tọa đàm về vấn đề nào đó mà bạn thấy nó cần thiết cho mình nhé.