Core competencies là gì? Thuật ngữ Core competencies được sử dụng nhiều trong lĩnh vực marketing hiện nay. Đặc biệt thuật ngữ này thường xuất hiện trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp để nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng Core competencies đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp phát huy thế mạnh kinh doanh trên thị trường chính xác nhất.
Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin được phép đề cập đến ý nghĩa của Core competencies là gì? Tập trung vào tính chất và những ảnh hưởng liên quan trực tiếp đến Core competencies trong kinh doanh để xác định được những tiêu chí năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp.
Định nghĩa Core competencies
Core competencies trong tiếng Anh có ý nghĩa là năng lực cốt lõi. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều để những doanh nghiệp có kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp đã mang lại hiệu suất cạnh tranh cao hơn so với đối thủ.
Vì vậy hầu như các doanh nghiệp đều tập trung thực để phát huy tốt năng lực cốt lõi hướng đến việc chiếm lĩnh thị trường và tăng niềm tin thực tế với khách hàng nhiều hơn. Hy vọng qua định nghĩa này, bạn đã có thể hiểu hơn về thuật ngữ Core competencies là gì bạn nhé!
Năng lực cốt lõi mang giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp?
Năng lực cốt lõi thể hiện được những khả năng cạnh tranh cũng được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Năng lực cốt lõi không được hình thành nếu như doanh nghiệp không tập trung xây dựng. Điều này còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của năng lực cốt lõi từ đó không ngừng học tập tích lũy để có cách triển khai tốt nguồn lực kinh doanh hướng đến mục tiêu xây dựng năng lực cốt lõi nhanh chóng.
Lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lỗi có giống nhau hay không?
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thường bị nhầm lẫn giữa việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lỗi trong phát triển thương hiệu. Để giúp bạn hiểu đúng hơn về vấn đề này, chúng tôi có những chia sẻ cụ thể như sau:
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp công ty cạnh tranh những tiêu chí kinh doanh lành mạnh với đối thủ hiện tại. Lợi thế này chính là sản phẩm kinh doanh, chiến lược kinh doanh và kỹ năng làm việc của nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khác biệt so với đối thủ,…
Nhắc đến lợi thế cạnh tranh có hai loại phổ biến là lợi thế cạnh tranh dẫn đầu về mức giá và lợi thế cạnh tranh tạo nên sự khác biệt hóa cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh cũng được xếp vào những yếu tố như nguồn nguyên liệu đầu vào, địa điểm kinh doanh, mô hình quản lý kinh doanh,…
Khái niệm năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi là tập hợp rất nhiều những kỹ năng và chuyên môn cao hơn. Nhờ đó công ty có thể vượt qua những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn. Trong đó năng lực cốt lõi phải được dựa vào 3 tiêu chí như sau: Thứ nhất là độ phù hợp của năng lực cốt lõi với thị trường. Thứ hai, năng lực cốt lõi tạo được những lợi ích khách hàng. Thứ ba là năng lực cốt lõi phải là giá trị duy nhất và khó bắt chước.
Năng lực cốt lõi sẽ thường bao gồm công nghệ, khả năng quản trị và hệ thống kinh doanh,… Điểm khác biệt lớn giữa năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh chúng ta cần phân biệt rõ. Vì năng lực cốt lõi dẫn đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu như lợi thế cạnh tranh muốn phát triển trở thành năng lực cốt lõi thì phải trải qua 3 điều kiện chúng tôi vừa liệt kê phía trên.
Hai yếu tố này đều có sự tương đồng khác nhau, nhưng về cơ bản 2 yếu tố này vẫn là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Cũng có trường hợp đôi khi đó có thể là 1 yếu tố cạnh tranh những vừa là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Vì lý do đó là yếu tố khá đơn giản và dễ dàng để sao chép thực hiện trong nhiều quy trình làm việc khác nhau.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi đã mang đến những thông tin thật sự hữu ích để bạn xác định rõ hơn thuật ngữ “Core competencies là gì?” Với một góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về những giá trị mà năng lực cốt lõi doanh nghiệp cần phải xây dựng. Với tư cách là một doanh nghiệp đang trong tình thế cạnh tranh lâu dài và khôi phục sản xuất sau đại dịch. Mong rằng bạn sẽ xác định đúng hướng đi để mang lại những lợi thế cạnh tranh cũng như năng lực cốt lõi tốt nhất cho doanh nghiệp của mình không bị thay thế bởi những đối thủ khác.