Quyết toán là gì? Cần chuẩn bị những gì?

Quyết toán là quá trình kiểm tra và thống kê số liệu tài chính, kế toán của mỗi doanh nghiệp do cơ quan Thuế thực hiện. Và đến kỳ quyết toán mỗi đơn vị doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho việc quyết toán.

Nhiều bạn đang theo học lĩnh vực tài chính – kế toán thì cần thiết phải tìm hiểu quyết toán là gì. Việc quyết toán cần chuẩn bị những gì? Nhằm giúp các bạn có những thông tin bổ ích bài biết sau sẽ nêu cụ thể các vấn đề liên quan đến quyết toán.

Quyết toán là gì? Các thông tin liên quan

Quyết toán là quá trình cơ quan thuế thực hiện việc kiểm tra để xác định tính đúng đắn những dữ liệu về khối lượng công việc, các giá trị được thống kê của một đơn vị cơ quan trọng việc hợp tác với các đơn vị, cá nhân khác. Đối với lĩnh vực kế toán, quyết toán là việc kiểm kê lại số liệu tài chính, kế toán trong một kỳ hay một giai đoạn nhất định của một đơn vị kinh doanh.

Quyết toán thuế là việc thống kê, xác định các số liệu về khoản thuế của doanh nghiệp, được thực hiện định kỳ 1 lần trong năm đối với các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau một thời gian thành lập thường là 5 năm sẽ thực hiện việc quyết toán thuế theo quy định.

Theo quy định, việc quyết toán thuế sẽ có sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan Thuế. Trong đó, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp đầy đủ tiền thuế và đồng thời chịu trách nhiệm tính chính xác về số liệu đã kê khai. Mục đích của việc quyết toán thuế là để kiểm tra các loại thuế xuất như: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN của doanh nghiệp đối với việc đóng thuế nhằm tránh sự gian lận. Hiện nay, nhà nước áp dụng việc quyết toán thuế đối với hai đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp.

Cần chuẩn bị những gì để quyết toán

Các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để làm việc với cơ quan Thuế bao gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh; phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất; tờ khai hàng tháng; sổ sách(In, ký tên, đóng dấu sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, sổ kho…); chứng từ(hóa đơn mua bán, giấy nộp tiền, bảng lương nhân viên, các hợp đồng lao động…).

Chuẩn bị các hóa đơn, chứng từ: Bao gồm việc mua bán, các khoản chi phí(lương, các khoản bảo hiểm) có đầy đủ và đúng hóa đơn, chứng từ hay không. Lưu ý, hợp đồng lao động phải đúng và đầy đủ bao gồm chữ ký trên hợp đồng phù hợp với chữ ký nhận lương, các chứng từ dành cho chi phí quảng cáo, các chương trình khuyến mãi…có đủ hay không, các khoản giảm trừ doanh thu(chiết khấu, khuyến mãi, hàng bán bị trả lại)…

Kiểm tra TSCĐ:Thời gian trích khấu hao theo quy định, mở thẻ theo dõi TSCĐ. Nhưng thường các kế toán ít quan tâm việc in thẻ theo dõi và nếu không có chứng từ này thì phần trích khấu hao có thể bị loại. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị giấy nộp vào ngân sách nhà nước giúp đơn vị thuế dễ đối chiếu công nợ, các báo cáo tài chính liên quan.

Thời gian thực hiện: Tùy vào quy mô doanh nghiệp thực hiện 3-7 ngày. Lưu ý, có thể cơ quan đề nghị cung cấp file dữ liệu để đối chiếu kiểm tra trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Do đó, kế toán phải chuẩn bị việc thực hiện kết xuất dữ liệu bằng phần mềm chủ yếu các tài khoản loại 6.

Quyết toán diễn ra theo trình tự nào?

Đến kỳ quyết toán, cơ quan Thuế sẽ gửi thông báo trước 2 tuần để doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần có. Thông thường các giấy tờ cần trình bao gồm: các chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán trong những năm trước, từ thời điểm quyết toán kỳ trước.

Sau khi doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế hàng năm cho cơ quan Thuế thì cơ quan sẽ cử thanh tra xuống để kiểm tra và xác minh các số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai.

Nếu việc kiểm tra phát hiện sự chênh lệch làm giảm số thuế thì thanh tra thuế sẽ tính toán lại số liệu đúng và yêu cầu doanh nghiệp phải nộp phạt. Số tiền nộp phạt được tính: 0.03% x số ngày x số tiền chênh lệch.

Phần trình bày trên là tập hợp các vấn đề cơ bản cho việc quyết toán giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu quyết toán là gì và cần chuẩn bị những gì khi cơ quan Thuế kiểm tra.