Công ty mẹ tiếng Anh là gì? Đây chính là nội chung được chúng tôi đề cập trong bài viết ngày hôm nay. Nếu như bạn đang thắc mắc về những từ ngữ tiếng Anh liên quan đến công ty mẹ thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất làm nền tảng kiến thức kinh doanh cần thiết trong quá trình làm việc?
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay ngoại ngữ nhất là tiếng Anh luôn đóng vai trò cần thiết khi hợp tác làm việc với những khách hàng nước ngoài. Việc nắm rõ tiếng anh liên quan đến ngành nghề, bộ phận trong công ty rõ ràng sẽ giúp bạn lấy được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng, cấp trên. Vậy bạn đã biết được công ty mẹ tiếng Anh là gì hay chưa?
Công ty mẹ là gì?
Công ty mẹ là công ty có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tất cả số cổ phần trong công ty khác. Mục đích hoạt động của công ty mẹ chính là kiểm soát tất cả các hoạt động điều hành và những hoạt động liên quan đến việc điều hành hoạt động kinh doanh trọng điểm của công ty.
Điều đó đồng nghĩa với việc những công ty mẹ không được quyền sản xuất hay cung cấp hàng hóa cụ thể mà chỉ sở hữu những cổ phiếu nhận quyền làm cổ đông và đưa ra ý kiến thu về lợi nhuận đúng với tài khoản. Khi thực hiện áp dụng mô hình làm việc công ty mẹ những người nắm quyền làm chủ sở hữu của công ty sẽ giảm được rủi ro trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên để có thể tổ chức mô hình hoạt động dưới hình thức công ty mẹ đòi hỏi công ty đó phải đáp ứng đủ điều kiện tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.
Công ty mẹ tiếng anh là gì?
Tên tiếng anh đầy đủ của Công ty mẹ là “Holding company”. Nó còn được hiểu theo một ý nghĩa khác đó chính là “Parent corporation hay owner”.
Một số loại hình liên quan đến công ty mẹ bằng Tiếng Anh hiện nay tại Việt Nam là?
Joint Stock Company: Công ty cổ phần.
Company Limited hay Limited liability company: Gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Partnership: Công ty hoạt động với mô hình hợp doanh.
Subsidiary: Mô hình hoạt động công ty con.
Private enterprise: Hoạt động với hình thức doanh nghiệp tư nhân.
State owned enterprise: Doanh nghiệp nhà nước.
Tính chất của mô hình hoạt động Công ty mẹ và Công ty con:
Mô hình hoạt động CTM và CTC hiện nay khá phổ biến tại Việt Nam, dưới sự ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập mở rộng quy mô kinh doanh giữa công ty mẹ và nhiều công ty con cũng được doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.
Trong đó, công ty mẹ là công ty nắm vốn và công ty con là công ty nhận vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Thực chất mô hình này là sự đầu tư của những gã tài phiệt lớn đổ tiền vào những công ty nhỏ hơn để chi phối việc kinh doanh của họ. Những nhà tài phiệt này khác cổ đông ở chỗ họ có số lượng vốn nhiều nên có thể làm cổ đông của nhiều công ty trong một lúc. Nhìn chung công ty mẹ là công ty hoạt động tài chính thuần túy, dùng vốn để mua lại công ty con. Tuy nhiên họ cũng có thể là công ty hoạt động hai tư cách là nhà đầu tư vốn và hoạt động sản xuất trực tiếp.
Ưu điểm mô hình công ty mẹ – công ty con
Thu hút nhiều sự đầu tư vốn mà vẫn giữ được quyền quyết định với tư cách công ty mẹ điều khiển và kiểm soát mọi hoạt đồng từ công ty con.
Nguồn vốn lớn đầu tư giúp họ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu hội nhập của thị trường để cạnh tranh với những tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Khi công ty mẹ đổ vốn vào nhiều công ty con sẽ có nguồn vốn cố định và các công ty con hưởng được quyền lợi này cũng sẽ có tầm nhìn thực tiễn và bao quát hơn trong việc đầu tư. Nhờ vậy công ty con có thể tác động chính xác hơn đến những đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Nhược điểm mô hình công ty mẹ – công ty con
Công ty mẹ giữ quyền điều hành và kiểm soát vốn nên dễ tạo ra sự kìm hãm phát triển sản xuất của công ty con.
Nếu công ty mẹ bị phá sản điều đó đồng nghĩa các công ty con cũng không thể hoạt động vì thiếu đi nguồn vốn, ảnh hưởng chung đến toàn bộ nền kinh tế.
Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Tùy vào loại hình pháp lý mà công ty mẹ và công ty con áp dụng, thì công ty mẹ chỉ được thực hiện quyền hạn với tư cách thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu đối với công ty con theo đúng quy định pháp luật.
Hợp đồng để giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con phải được thiết lập rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của hai bên đều bình đẳng dựa vào điều kiện pháp lý độc lập.
Trong những trường hợp nếu như công ty mẹ thực hiện quyền hạn vượt ngoài quy định của cổ đông hay chủ sở hữu buộc công ty con kinh doanh những mặt hàng trái với thông lệ kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động không sinh lợi gây thiệt hại mà không thực hiện đền bù cho công ty con đúng quy định thì công ty mẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu có sự thỏa thuận kinh doanh trái pháp luật giữa công ty mẹ và công ty con cả hai phải cùng chịu trách nhiệm theo quy định.
Nếu công ty mẹ không thực hiện nghĩa vụ đền bù đúng quy định thì những cổ đông, chủ sở hữu hay cổ đông có ít nhất 1% vốn điều lệ hoạt động sẽ nhân dân công ty con hay chính mình buộc công ty mẹ phải đền bù thiệt hại.
Trường hợp nếu công ty con đem về lợi nhuận hay lợi ích cho công ty con khác hoạt động trong cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải có trách nhiệm cùng công ty mẹ liên đới hoàn trả lợi lợi nhuận từ công ty con bị thiệt hại theo đúng quy định có trong Luật doanh nghiệp năm 2014 được công bố áp dụng.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng bạn có thể biết được việc công ty mẹ tiếng Anh là gì? Từ đó không ngừng trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện tốt những vấn đề liên quan công việc một cách chỉn chu nhất. Hy vọng bạn mau chóng thành công!