BOM là gì? Ý nghĩa của BOM trong quá trình sản xuất

BOM được nhắc nhiều trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất hiện nay. BOM được gắn liền với công việc kê khai và định mức những nguyên vật liệu cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu chưa từng tiếp xúc với lĩnh vực này thường xuyên rất khó để bạn có thể biết được ý nghĩa thật sự của BOM là gì?

Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ BOM là gì? Ý nghĩa của bom trong kinh doanh và BOM được phân chia thành bao nhiêu loại cơ bản. Hy vọng nội dung mà chúng tôi chia sẻ với bạn sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết phong phú về một thuật ngữ mới trong kinh doanh.

Định nghĩa BOM là gì?

Bom được hiểu với nghĩa đầy đủ là Định mức nguyên vật liệu có tên tiếng Anh là Bill of Material, viết tắt gọi là BOM. BOM là tập hợp danh sách những nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng lắp ráp, tiểu hợp của nhiều bộ phận với số lượng nhất định cung cấp cho một dây chuyền sản xuất có thể hoạt động tốt.

Ngoài ra, khi nhắc đến 1 BOM những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh có thể sử dụng nó nhằm mục đích liên lạc với các đối tác sản xuất hoặc đặt ra giới hạn số lượng cụ thể trong một nhà máy sản xuất. Thông thường một hóa đơn nguyên vật liệu được đi kèm với những đơn đặt hàng cụ thể và việc phát hành sẽ tạo ra những đặt chỗ cho những thành phần hóa đơn xuất hiện trong kho, kể cả những thành phần không có trong kho.

Một BOM có thể định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau như bom đặt hàng thiết kế, bom đặt hàng xây dựng và bom đặt hàng duy trì. Phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh cũng như mục đích sử dụng của từng loại BOM mà BOM sẽ được sử dụng đúng chức năng và hoàn cảnh.

Ý nghĩa của BOM trong quá trình sản xuất

Nhờ BOM bạn có thể dễ dàng quản lý được số lượng nguyên phụ liệu cần thiết chính xác cho quá trình sản xuất ra thành phẩm.

BOM giúp bạn tính toán những định mức chênh lệch để dự trữ nguyên vật liệu bổ sung đủ cho môi đơn hàng.

Nhờ vào BOM, bạn cũng có thể phân tích được sự chênh lệch giữa yếu tố năng suất định mức và tình hình thực tế có bao nhiêu sự khác biệt.

Trong vấn đề quản lý kho, BOM là thành phần không thể thiếu mang tính liên kết nhiều tính năng khác nhau.  

Phân loại các hóa đơn nguyên vật liệu BOM dành cho doanh nghiệp

Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

mBOM hỗ trợ các doanh nghiệp hiển thị dầy đủ những bộ phận cần được lắp ráp hoàn chỉnh để xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh. Những bộ phận được yêu cầu phải xử lý trước khi thực hiện công đoạn lắp ráp cũng phải được đưa vào mBOM.

mBOM là loại BOM phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Nó tích hợp nhiều lĩnh vực liên quan đến khâu đặt hàng của nhiều bộ như: Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm và cả hệ thống thực hiện sản xuất. Độ chính xác của mBOM phụ thuộc rất nhiều vào số lượng đặt hàng trong một quá trình sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể duy trì được sự ổn định của hàng hóa để cung cấp đến đến vị đặt hàng nhanh chóng nhất.

Engineering Bill of Materials (eBOM)

eBOM được nhắc đến là BOM kỹ thuật, nó được sử dụng trong quá trình thiết kế sản phẩm, áp dụng nhiều công cụ như: Thiết kế cho máy tính, tự động hóa các thiết bị điện tử khi thiết kế. Trong đó tài liệu thường được liệt kê nhiều nhóm vật phẩm cũng như thành phần lắp ráp trong sản phẩm theo thiết kế của một hay nhiều nhóm kỹ thuật khác nhau. Nó sẽ có sự liên kết chặt chẽ với sản phẩm mẹ đúng như những gì bản vẽ đã lắp ráp cho nó. Sẽ có rất nhiều eBOM được liên kết với sản phẩm hoàn chỉnh.

Production BOM

Production BOM giữ vị trí là nền tảng tiền đề để tạo nên đơn hàng sản xuất. Nhiệm vụ của nó chính là liệt kê những thành phần và các thành phần cần được lắp ráp từng sản phẩm riêng biệt. Nhờ vậy mà nhà sản xuất có thể cấu tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh đi kèm với những yếu tố quan trọng như giá cả, mô tả hay số lượng những đơn vị đo lường liên quan khác.

Trong khi sản xuất, những thành phần mang tính vật lý sẽ bị chuyển đổi thành những sản phẩm hoàn chỉnh áp dụng thực tế. Hệ thống BOM sẽ thực hiện theo nhu cầu của thành phần và hoàn toàn tự động tính chi phí và nguyên liệu bổ sung vào đơn đặt hàng. Do đó bạn có thể yên tâm là những nguyên liệu thô sẽ được phân bổ hợp lý nhất cho từng loại sản phẩm nhé!

Single-Level BOM

Single-Level BOM áp dụng nhiều cho những cấu trúc không mấy phức tạp. Thường là những loại tài liệu được liệt kê theo số thứ tự hay chưa tất cả những bộ phận đã được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Với cấu trúc của BOM này chỉ đáp ứng được cho phép của 1 cấp độ trong thành phần lắp ráp các vật liệu.

Multi-Level BOM

Multi-Level BOM được áp dụng cho những công trình phức tạp. Vì nó bao gồm nhiều thành phần chia thành nhiều mức độ lắp ráp khác nhau. Trong loại tài liệu này những nguyên vật liệu thô phải được liên kết nhiều với những vật phẩm gốc chỉ trừ những cấp cao hơn mà thôi.

Trong bài viết này chúng tôi đã giúp bạn giải thích định nghĩa cụ thể về BOM là gì? Mặc dù những vấn đề xoay quanh thuật ngữ BOM khá phức tạp tuy nhiên nếu bạn là người mới đầu làm quen với công việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa nên đầu tư thời gian để nghiên cứu về BOM nhiều hơn. Chúc bạn mau chóng cập nhật được những kiến thức giá trị cho bản thân nhé!