Trình Độ Chuyên Môn Là Gì? Và Trình Độ Chuyên Môn Trên CV Xin Việc

Khi đất nước ta chuyển mình từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp thì cụm từ “ trình độ chuyên môn” lại càng trở nên phổ biến và quen thuộc. Ở nhiều công ty, nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu ứng viên có đầy đủ sức khỏe, kỹ năng cơ bản mà cần phải có một trình độ chuyên môn nhất định đủ để đáp ứng được công việc. Vậy bạn có đang hiểu rõ về trình độ chuyên môn là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

  1. Khái niệm trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn được hiểu là khả năng áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học tập, rèn luyện vào môi trường thực tế của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, biết điều chỉnh phù hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ có liên quan tới yếu tố chuyên môn.

Qua đó, trình độ chuyên môn gồm nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu suất công việc như: sẵn sàng xử lý những tình huống bất ngờ nhanh chóng và êm đẹp, thực hiện tốt và hiệu quả các nhiệm vụ được giao, biết cách kết hợp và quản lý cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một công việc chuyên ngành.

  • Đơn vị đo trình độ chuyên môn

Đơn vị trình độ chuyên môn của mỗi ngành là khác nhau, mỗi đơn vị trình độ chuyên môn gồm các yếu tố sau: kiến thức và kỹ năng: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, đọc, tính toán; yêu cầu về sức khỏe nghề nghiệp. Chúng sẽ được xác định thông qua nơi làm việc cụ thể của bạn.

Tiêu chí hiệu suất trình độ chuyên môn của bạn khi làm việc được đánh giá dựa trên một số kỹ năng, kiến thức chuyên môn và thái độ đối với công việc, đồng nghiệp, thông qua đó bạn sẽ chứng tỏ được trình độ của bản thân.

  • Tầm quan trọng của trình độ chuyên môn trên CV xin việc

 Để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng thì ngoài việc tạo cho mình một hình ảnh đẹp thì cách bạn trình bày mục trình độ chuyên môn thật tốt, nổi bật và vượt trội hơn những ứng viên khác sẽ là một cách để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chọn bạn và mời đến phỏng vấn mà không phải một ai khác.

Nhưng trên thực tế, khi tạo CV xin việc trực tuyến có khá nhiều ứng viên đã bỏ qua bước mô tả quy trình làm việc để chứng tỏ trình độ, năng lực của mình. Có thể nhiều bạn sẽ thấy việc phải viết hàng loạt những công việc, vị trí từng làm qua khá là rắc rối và phiền phức. Nếu bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ không đọc và không quan tâm đến nó thì bạn đã có một quan niệm sai lầm. Bạn không biết rằng khi bạn mô tả quá trình làm việc của mình là bạn đang cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng, kinh nghiệm cũng như những giá trị bạn sẽ mang lại nếu được chọn làm việc và điều này sẽ giúp bạn nắm giữ chìa khóa thành công.

  • Cách trình bày trình độ chuyên môn trên CV xin việc

Mô tả công việc phải rõ ràng, chính xác để người sử dụng lao động có thể hiểu đúng nhất về công việc trước đây của bạn kèm theo kỹ năng bạn học được, điểm mạnh và những thành tựu trong quá khứ. Vậy cách trình bày bạn có thể tham khảo như sau:

Bắt đầu là tiêu đề công việc, tên công ty, thời gian bạn làm việc ở đó. Nếu bạn làm nhiều công việc thì lần lượt nêu theo thứ tự được sắp xếp từ thời gian gần đến xa.

Mô tả trình độ và trách nhiệm công việc như: tổ chức, quản lý, phát triển,…và mỗi công việc đã làm nên trình bày rõ bằng những gạch đầu dòng để tạo sự dễ hiểu. Chú ý tập trung vào kỹ năng và thế mạnh mà bạn nghĩ nó phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển.

Nghiên cứu những từ khóa cho từng công việc bởi điều đó sẽ giúp bạn tạo thêm điểm nhấn về trình độ và sự dày dặn kinh nghiệm chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt.

Cung cấp các số liệu cụ thể về các thành tích bạn đạt được để nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác về hiệu suất làm việc của bạn chứ không phải là thông qua cảm nhận.

Chắc hẳn bạn đã nắm được câu trả lời cho trình độ chuyên môn là gì? cũng như cách trình bày mục trình độ chuyên môn trên CV xin việc thật ấn tượng và hiệu quả nhất. Qua đây, hy vọng bạn sẽ luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và tìm được một vị trí việc làm như ý.