Epe là gì? Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi như thế nào?

Epe là gì? Chắc chắn đây có thể là lần đầu tiên bạn nghe đến Epe. Nhiều người không làm việc trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khá xa lạ đối với từ ngữ này. Tuy nhiên với những bạn đã ít nhiều tìm hiểu về Epe sẽ biết được Epe là tên gọi tắt của từ Enterprise Processing Export.

Vậy Epe trong kinh doanh được định nghĩa như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về Epe và những vấn đề liên quan đến nó chi tiết nhất. Hy vọng thông qua nội dung chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích hơn về Epe là gì nhé!

EPE là gì?

Epe còn được gọi là doanh nghiệp chế xuất, với tên gọi tiếng Anh là Enterprise Processing Export. Doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhiệm vụ của Epe là thực hiện các hoạt động dịch vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa. Những hoạt động liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu đều phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ dành cho những doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất sẽ được nhập khẩu những loại hàng hóa khác nhau từ khu chế xuất xuất khẩu ra bên ngoài và ngược lại từ những người nhập khẩu vào khu chế xuất. Hầu hết các doanh nghiệp chế xuất đều sẽ được miễn thuế xuất khẩu. Ngoài ra doanh nghiệp chế xuất còn được hưởng những ưu đãi về mặt thuế với những trường hợp khuyến khích đặc biệt theo quy định của nhà nước.

Các ưu đãi doanh nghiệp chế xuất được hưởng là gì?

Theo quy định của cơ quan pháp luật hiện hành, doanh nghiệp chế xuất sẽ nhận được một số ưu đãi như sau:

Miễn thuế xuất khẩu áp dụng với những khu chế xuất từ bên ngoài.

Miễn thuế xuất nhập khẩu từ khu vực bên ngoài vào khu chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế VAT.

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi với những trường hợp khuyến khích đầu tư.

Quy định áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất

Những hoạt động của doanh nghiệp chế xuất cần tuân thủ theo quy định của hải quan riêng. Khuôn viên của doanh nghiệp cần phân khu cho doanh nghiệp chế xuất. Phân khu này phải có tường rào bảo vệ, cửa ra vào và hệ thống giám sát chặt chẽ.

Doanh nghiệp chế xuất cần có nguyên liệu để vận hành hoạt động sản xuất hàng ngày để đáp ứng thị trường nội địa trong nước.

Việc nhập khẩu của những doanh nghiệp chế xuất phải được kiểm tra giám sát bởi những đơn vị hải quan xuất nhập khẩu. Pháp luật được áp dụng khi doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục hải quan.

Quan hệ giữa doanh nghiệp chế xuất và các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam là quan hệ xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp chế xuất được quyền bán sản phẩm theo hình thức thanh lý cho những doanh nghiệp khác theo đúng quy định.

Doanh nghiệp chế xuất không cần phải khai báo với cơ quan hải quan về số tiền ngoại hối về doanh nghiệp tại Việt Nam và ngược lại không cần phải khai báo.

Nếu doanh nghiệp chế xuất được quyền kinh doanh tại Việt Nam cần phải có sổ kế toán hạch toán doanh thu. Yêu cầu phải có khu vực bố trí riêng để lưu trữ hàng hóa. Bên cạnh đó phải thành lập chi nhánh nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện việc kinh doanh nội địa.

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải đóng thuế giá trị gia tăng hay không?

Mặc dù hoạt động chính của doanh nghiệp chế xuất là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Tuy nhiên theo quy định hiện hành doanh nghiệp chế xuất vấn được quyền cung ứng hàng hóa trong nước.

Tuy nhiên để thực hiện được việc đó đòi hỏi doanh nghiệp chế xuất phải tiến hành hạch toán và khai báo thuế. Trong đó có thuế giá trị gia tăng, không được gộp chung với hàng hóa xuất khẩu. Với việc nhập khẩu hàng hóa để phân phối vào thị trường nội địa. Doanh nghiệp phải thực hiện khai báo thuế và nộp thuế GTGT xuất khẩu. Khi bán sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng hóa đơn và thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT.

 Điều kiện thành lập doanh nghiệp EPE

Để thành lập doanh nghiệp EPE cần phải có thủ tục phức tạp hơn những doanh nghiệp thông thường. Điều kiện cần có để thành lập doanh nghiệp chế xuất buộc doanh nghiệp đảm bảo được ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp là nhóm ngành nghề không bị cấm.

Với doanh nghiệp chế xuất có 100% vốn từ nước ngoài cần có mẫu chứng nhận đầu tư theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật quy định. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo được các giấy chứng nhận, văn bản đầu tư hợp tác đúng quy định.

Với doanh nghiệp chế xuất có vốn từ người Việt Nam mở phải có giấy đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. Những thông tin trên giấy đăng ký phải chính xác, không được che giấu hay khai gian. Ngoài ra doanh nghiệp chế xuất còn phải có giấy tờ đầu tư hợp lệ và văn bản thông tin về các cổ đông có chữ ký xác nhận. Không thể thiếu danh sách thành phần cổ đông gồm giấy CMND và hộ chiếu hoặc giấy tờ xác minh danh tính.

Kèm theo chứng từ văn bản, vốn điều lệ và cá nguồn tỷ lệ vốn đã được thông qua bởi thành phần cổ đông. Nếu là nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo về tài chính doanh nghiệp đầy đủ và chính xác nhất.

Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp EPE

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Nộp đúng thời gian hẹn mà mang phiếu nhận kết quả. Nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ sẽ được Sở thông qua. Còn hồ sơ sai sẽ phải điều chỉnh bổ sung cho hợp lệ và nộp lại.

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc dấu

Sau khi hoàn thành bước 1, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục khắc dấu và kê khai thuế ban đầu. Việc kê khai thuế sẽ thực hiện tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở. Việc đăng kí cũng có thể kê khai qua mạng điện tử.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục việc đăng ký doanh nghiệp chế xuất.

Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn Epe là gì? Mong rằng nếu như bạn đang có ý định kinh doanh một doanh nghiệp chế xuất cần nghiên cứu nhiều hơn về giấy tờ, thủ tục và những quy định liên quan để thực hiện tốt quá trình đăng ký kinh doanh tránh sai sót nhất bạn nhé!